Công ty Phân Bón Nhật Bản - Phân bón NPK

Công ty Phân Bón Nhật Bản chuyên các dòng phân bón NPK, Phân bón hữu cơ, Phân bón rong biển và phân bón chuyên dùng. Phân Bón Quốc Tế cung cấp cho thị trường và bà con nông dân những chuẩn loại phân bón phong phú, đáp ứng hầu hết nhu cầu của cây trồng cũng như tiêu thụ.

Cây hồ tiêu - Cách trồng chăm sóc và phòng bệnh trên cây hồ tiêu

Đặc điểm của hồ tiêu là thường trồng tại các địa điểm có khí hậu nóng ẩm và ánh nắng nhiều. Độ cao thường dưới 800 m so với mực nước biển. Những nơi có lượng mưa tung bình hàng năm vào khoảng 1500 đến 2500mm cây sẽ phát triển tốt nhất. Tuy nhiên đây cũng là điều kiện thuận lợi để cho sâu bệnh hại phát triển gây hại cho cây hồ tiêu của bạn.

Điểm danh một số loại sâu bệnh hại cây hồ tiêu và cách phòng tránh.

Bệnh vàng lá

Bệnh do loại trùng có tên Meloidogyne incognita gây ra. Những cây tiêu bị nhiễm loại bệnh này thường phát triển chậm. Cây thường xuất hiện cục u mọc riêng lẻ hoặc thành chuỗi ở phần rễ. Lá thường vàng và rụng thành từng đốt dần và sẽ chết sau một vài năm bị bệnh

Cách phòng ngừa và chữa trị

Tiến hành giảm lượng phân bón hóa học và sử dụng chế phẩm sinh học Ambio theo đúng liều lượng chỉ dẫn giúp nâng cao sức đề kháng cho cây.

Tuyệt đối không trồng tiêu trên vườn cà phê hay tiêu trước đó bị nhiễm tuyến trùng mà chưa có biện pháp luân canh. Cần cày ải đất cho thật kỹ trong mùa khô trước khi bạn tiến hành trồng mới

Bạn cần phải bón phân hóa học thật cân đối và thường xuyên bổ sung phân hữu cơ hoặc các loại phan có tác dụng cải tạo đất.

Description: cay-ho-tieu-1

Bệnh chết nhanh

Đây là loại bệnh khiến cây chết rất nhanh khi lá vẫn còn xanh chưa kịp rụng. Cây do nấm phythophora gây ra và bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa trên những vườn tiêu thoát nước kém. Khi kiểm tra bạn sẽ thấy quả bị hư thối và gỗ bị thâm đen lại.

Cách phòng ngừa:

Cũng sử dụng chế phẩm Ambio để bón cân đối cho cây. Đồng thời tăng cường bón loại phân hữu cơ.

Bạn đào rãnh thoát nước trong vườn cây và không làm cho vườn bị ngập úng và đọng nước.

Cắt hết cành nhánh ở gốc tiêu cao lên 30cm so với mặt đất.

Đào bỏ ngay cây bị bệnh chết ra khỏi vườn tiêu.

Bệnh tiêu điên

Tên gọi loại bệnh này gắn với một loại virus gây nên. Bệnh biểu hiện ở 3 dạng:

Khảm lá: lá tiêu xuất hiện những vết khảm giống như triệu chứng của việc thiếu vi lượng.

Khảm lá biến dạng: lá của cây biến dạng dài và hẹp lại. Ở phần mép lá có hình quăn gợn sóng. Bề mặt lá co nhúm lại khá điển hình.

Cách trị bệnh và phòng ngừa:

Bạn sử dụng chế phẩm Ambio ngay từ đầu vụ để giúp nâng cao sức đề kháng cho cây. Tuyệt đối không lấy cây giống từ những vườn tiêu bị bệnh. Nên sát trùng dụng cụ trước khi cắt tỉa cây khỏe mạnh khác. Với những cây bệnh nặng hơn thì nên nhổ bỏ và đưa ra khỏi vườn và tiêu hủy.

 

Description: cay-ho-tieu-2

 

Bệnh thán thư

Chính là do nấm colletotrichum gloeosporioides gây nên. Với những vườn tiêu khoing thông thoáng lại mưa nhiều thì bệnh thường xuất hiện nhiều hơn, bệnh gây hại trên lá và cành trên gié hoa và quả.

Trên lá : bệnh thường bị gây hại ở phần đầu méo của lá tiêu. Phần rìa vết bệnh có quầng đen dài và rộng bao quanh phân cách phần mô bệnh và phần mô khỏe.

Trên cành: cây thường xuất hiện hiện tượng khô cành

Phòng ngừa và chữa trị:

Khi trồng tiêu cần phải xác định mật độ và khoảng cách thích hợp. Cần bón phân cân đối và tạo độ thông thoáng cho vườn tiêu. Vệ sinh cây sạch sẽ thường xuyên.

Sử dụng chế phẩm sinh học Ambio một cách hợp lý đúng liều lượng và quy trình sử dungh để giúp nâng cao sức đề kháng.

Một số loại bệnh tương tự như đốm lá, khô vằn, đốm rong cũng phòng ngừa giống tương tự như vậy.

Sâu hại cây

Rệp sáp

Loaị sâu bệnh hại này gây hại đến những bộ phận kí sinh của cây như đọt non, lá, chúng chích hút giẻ bông, gié quả làm các bộ phận này không phát triển được và rụng xuống.

Một điều khá nguy hiểm nữa là chúng thường chích hút vào phần rễ của cây tiêu gây ra những vêt thương khiến cho nấm bệnh hại có thể xâm nhập được. Rễ cây nhiễm bệnh và tạo thành những vùng u lớn bên trong có nhiều rệp sáp trú ngụ. Cây nặng sẽ bị rụng hết lá và chết.

 

Description: cay-ho-tieu-3

 

Phòng trừ:

Việc phòng trị bệnh được thực hiện bằng việc phun chế phẩm sinh học Actara 25 vào những nơi có rệp sáp xuất hiện. Thường là trên bộ phận khí sinh của cây tiêu. Với những cây tiêu bị rệp sáp tấn công thì sử dụng thuốc Subatox 75 EC, Pyrinex 20 EC, Movento... Xử lý thuốc 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày.

Với những cây bị nặng bạn có thể nhổ bỏ tiêu hủy. Chỗ đất đó không được trồng tiêu ngay mà phải để phơi nắng một thời gian.

Các loại sâu bệnh khác:

Một số loại sâu bệnh khác thường xuất hiện trên cây hồ tiêu

  • Các loại bọ xít chích hút vào lá non làm rụng quả và lá
  • Loại rệp muội: Chúng chích hút lá non làm lá biến dạng. Đồng thời tiết mật ngọt dẫn dụ nấm bồ hóng phát triển làm ảnh hưởng đến cây.

Phòng ngừa:

- Vệ sinh vườn tiêu, phát quang bụi rậm để phá bỏ nơi trú ngụ của sâu hại.

- Tạo điều kiện để thiên địch phát triển: Bọ rùa, ruồi ăn rệp, ong ký sinh...

- Thường xuyên kiểm tra vườn, khi thấy sâu hại xuất hiện nhiều phun thuốc hóa học diệt trừ. Sử dụng một trong các loại thuốc sau: Actara 25 WG, Movento

Xem thêm:

Những cách phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp trên cây hồ tiêu

Trong khi trồng và chăm sóc vườn tiêu thì việc phòng bệnh sẽ là chủ yếu. Chính vì thế mà cần áp dụng một số nguyên tắc quản lý sâu bệnh hại trên cây.

Kiểm tra thường xuyên và phát hiện kịp thời

  • Đây là việc làm đầu tien trong việc chăm sóc vườn hồ tiêu của bạn. Việc làm này sẽ giúp xác định được loại sâu bệnh hại ở giai đoạn mới chớm. Khi thấy nhiều cây có biểu hiện bệnh thì tiến hành chữa trị.
  • Với những cây bị sâu bệnh nặng thì cần loại bỏ ra khỏi vườn ngay lập tức. Đốt và thiêu hủy để trừ mầm bệnh hại cho cây.

Phòng ngừa sự lây nhiễm sâu bệnh hại

Bạn tiến hành làm sạch và khử trùng các dụng cụ cắt tỉa các bộ phận của cây tiêu trước khi chuyển sang dùng trên các cây khác.

  • Với những loại dụng cụ đã dùng ở những vườn bị nhiễm bệnh thì cần phải làm sạch khử trùng trước khi dùng cho vườn khác.

Dùng giống kháng, giống sạch bệnh

  • Chỉ nên lấy các cây giống tại các khu vườn tiêu khỏe mạnh và không bị nhiẽm mầm bệnh.

Các thực hành nông nghiệp để kiểm soát sâu bệnh hại

  • Vườn tiêu của bạn cần phải được giữ gìn cho luôn luôn thông thoáng và sạch sẽ. Bạn tiến hành cắt hết các cành nhánh ở phần gốc tiêu trong khoảng 30cm trên bề mặt đất.
  • Bạn cắt tỉa cây che bóng sẽ giúp tạo độ thông thoáng và ánh sáng đầy đủ cho vườn tiêu của bạn.
  • Nên trồng thêm loại cây che phủ giữa các hàng tiêu bằng các loại cây họ đậu như lạc, đậu vv.
  • Vườn tiêu của bạn không được trồng chung với những loại cây trung gian gây bệnh như ớt, bầu bí, gừng và nghệ vv.
  • Không nên làm bồn sâu và đào rãnh thoát nước trong vườn để tiêu bị úng nước trong mùa mưa.

Trên đây là những kiến thức về cây hồ tiêu - bệnh trên cây tiêu cách trồng và chăm sóc để bạn tham khảo. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp cho vườn hồ tiêu của bạn luôn luôn khỏe mạnh.

 

Bài viết khác